đất nhiễm phèn là gì? tại sao đất bị nhiễm phèn?

By Unknown on Thứ Tư, 26 tháng 7, 2017

Đất nhiễm phèn hiện nay đã và đang gây nhiều khó khắn về việc canh tác cũng như ảnh hưởng đến nguồn nước của người dân nước ta. Vậy đất nhiễm phèn là gì? tại sao đất bị nhiễm phèn?. Cùng hethongdaychuyenlocnuoc.blogspot.com tìm hiểu nhé.



xem thêm về nguyên nhân của đất nhiễm phèn tại: https://www.linkedin.com/pulse/đất-phèn-là-gì-nguyên-nhân-bị-nhiễm-xu-ly-nuoc-mien-nam

Đất nhiễm phèn là gì?


Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunphat (SO42- ) và có độ pH rất thấp chỉ khoảng 2-3, lượng độc chất Al3+, Fe2+, SO42- rất cao. Trong đất phèn khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá vỡ không thể tự làm sạch được nữa. Do đó môi trường đất bị ô nhiễm nặng, động thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt. Phèn được sinh ra có thể do nguyên nhân oxy hóa phèn tiền tàng (FeS) tại chỗ để tạo thành axit H 2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42- hay cũng có thể do nước phèn đi từ nơi khác gây nhiễm phèn cho môi trường sinh thái đất. Quá trình thứ nhất là quá trình phèn hóa, quá trình thứ hai là quá trình nhiễm phèn.

Tại sao đất bị nhiễm phèn?


Căn cứ vào trị số pH để chia đất thành các dạng: Đất chua (pH <6,5), đất trung tính (pH = 6,6 - 7,5) và đất kiềm (pH > 7,5), đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch cải tạo và sử dụng đất hiệu quả hơn.
Đất bị chua do rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K)… xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ và làm cho đất mất chất kiềm, trở nên chua.


Tìm hiểu thêm về độ pH là gì? ảnh hưởng của pH tại: http://xulynuocmiennam.com/ph-la-gi-anh-huong-cua-do-ph.html
 
Cây trồng hút dinh dưỡng (N,P,K), ngoài ra còn hút khá nhiều (Ca, Mg…) do trồng nhiều vụ/năm, giống năng suất cao, vì thế lượng Ca và Mg trong đất mất đi càng nhiều.

Sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại axit Cacbonic (H2CO3), axit Sunfuric (H2SO4), axit Nitric (HNO3) axit Axetic (CH3COOH)…các axit này hòa tan Ca, Mg và rửa trôi, làm cho đất chua. Mặt khác, bón phân khoáng mang gốc axit như: Phân Sunfat amôn (SA), Clorua kali (KCl), Sunfat kali (K2SO4), Suppe lân…cũng làm đất bị chua.

Tác hại của đất nhiếm phèn


Khi đất chua, các khoáng sét trong đất bị phá vỡ, giải phóng ra các ion Al3+ tự do gây bất lợi cho cây trồng. Nếu đất chua nhiều, ion Al3+ di động cao có thể gây độc cho hệ rễ cây, làm cho rễ bị bó và chùn lại không phát triển. Muốn sản xuất được trên nền đất này cần phải cải thiện độ chua đất trước khi gieo trồng.




Ngoài ra, với lượng phèn chua trong đất cao sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn nước trong lòng đất gây ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cũng như sức khỏe của người dân khi sử dụng loại nước bị nhiễm phèn.



Tìm hiểu thêm về phương pháp xử lý đối với nước nhiễm phèn để bảo vệ sức khỏe tại bài viết: http://xulynuocmiennam.com/phuong-phap-xu-ly-nuoc-nhiem-phen.html

Qua bài viết đất nhiễm phèn là gì? tại sao đất bị nhiễm phèn? có thể giải thích được những câu hỏi của bạn đọc về loại đất này.

Có thể bạn quan tâm:
Hệ thống dây chuyền sản xuất nước tinh khiết đóng bình 20l giá bao nhiêu?
mua dây chuyền sản xuất nước tinh khiết 1200l/h ở đâu?
bảng giá dây chuyền sản xuất nước tinh khiết 500l/h
Kinh nghiệm kinh doanh nước tinh khiết đóng bình

{ 1 nhận xét... read them below or add one }

Unknown nói...

Bài báo rất là hay

Đăng nhận xét